VIÊM NÃO NHẬT BẢN ĐANG VÀO MÙA, BA MẸ ĐÃ ĐƯA TRẺ ĐI TIÊM PHÒNG CHƯA?

Bệnh viêm não Nhật Bản (Japanese encephalitis - JE) là một bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng, thường gặp do virus gây ra ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, là nguyên nhân nhân HÀNG ĐẦU gây VIÊM NÃO và TÀN TẬT THẦN KINH do virus.

Hiện có khoảng 3 tỷ người Châu Á đang sinh sống trong vùng có nguy cơ nhiễm bao gồm 700 triệu trẻ em < 15 tuổi. Hằng năm có khoảng 67.900 trường hợp nhiễm viêm não Nhật Bản, tỷ lệ tử vong lên đến 25 – 30% nếu không may nhiễm bệnh, 50% bệnh nhân sống sót và có di chứng nặng nề.

Tại Việt Nam, dịch bệnh viêm não Nhật Bản lưu hành toàn quốc:

-  Miền Nam: rải rác quanh năm;

-  Miền Bắc: lưu hành theo mùa, từ tháng 4 đến tháng 10, đỉnh cao vào các tháng 6, 7.

-  Các ổ dịch: tập trung ở các tỉnh đồng bằng và trung du miền Bắc.

- Trước khi có vaccine viêm não Nhật Bản Việt Nam có khoảng 2000 – 3000 người mắc bệnh mỗi năm. Từ năm 1997, nhờ việc nỗ lực đưa vaccine viêm não Nhật Bản vào chương trình tiêm chủng mở rộng, nước ta đã cải thiện đáng kể số lượng ca mắc bệnh mới, giảm từ  2000-3000 ca/năm ở những năm thập niên 1990 xuống còn 200-300 ca/ năm ở thời điểm hiện tại.

 

PHƯƠNG THỨC LÂY TRUYỀN

 Bệnh Viêm não Nhật Bản lây truyền từ động vật sang người thông qua muỗi đốt và không lây từ người sang người, nguồn chứa chủ yếu là lợn và chim.

BIỂU HIỆN BỆNH

            Phần lớn người mắc virus Viêm não Nhật Bản không có bất cứ triệu chứng nào. Những người khác có thể có triệu chứng nhẹ như sốt, đau đầu, hoặc nghiêm trọng như viêm màng não. Người bị viêm màng não có thể bị sốt, cứng cổ, co giật và hôn mê. Cứ khoảng 4 người bị viêm não thì có 1 người tử vong. Khoảng một nửa số người không chết có thể bị khuyết tật trọn đời.

 

CÁCH PHÒNG BỆNH

1.   VỆ SINH môi trường sạch sẽ, định kỳ dọn dẹp nhà ở, làm sạch chuồng gia súc để hạn chế nơi trú đậu của muỗi. Nếu có thể, nên dời chuồng gia súc ra xa nhà, xa nơi vui chơi sinh hoạt của trẻ em, loại bỏ các ổ bọ gậy, bãi nước tồn đọng

2. Nên cho trẻ NGỦ MÙNG để tránh muỗi đốt, thường xuyên sử dụng các biện pháp để phòng chống và tiêu diệt muỗi trong các hộ gia đình.

3. Thực hiện TIÊM NGỪA viêm não Nhật Bản đầy đủ và đúng lịch. Việc tiêm chủng vắc xin được áp dụng cho người lớn và trẻ em từ 9 tháng tuổi trở lên.

 

CÁC VẮC XIN HIỆN CÓ TẠI VIỆT NAM

  • JEVAX: Vaccine phòng viêm não Nhật Bản bất hoạt
  • IMOJEV: Vaccine phòng viêm não Nhật Bản thế hệ mới.

LỊCH CHỦNG NGỪA VIÊM NÃO NHẬT KHUYẾN CÁO

TỪ CÁC BÁC SĨ BỆNH VIỆN QUỐC TẾ PHƯƠNG CHÂU

Tiêm chủng đầy đủ theo lịch là biện pháp phòng bệnh quan trọng và hiệu quả nhất.

1. Đối với vaccine IMOJEV:

- Trẻ từ  9 tháng – 18 tuổi: tiêm 2 liều cách nhau 1 – 2 năm

- Người trên 18 tuổi: tiêm 1 liều duy nhất

THỜI GIAN MIỄN DỊCH KÉO DÀI, KHÔNG CẦN TIÊM NHẮC LẠI

2. Đối với vaccine JEVAX

-  Lần 1 : lúc trẻ đủ 12 tháng tuổi

- Lần 2: cách lần thứ nhất từ 7 – 14 ngày

- Lần 3: cách mũi thứ hai 1 năm.

TIÊM NHẮC MỖI 3 NĂM ĐỂ DUY TRÌ MIỄN DỊCH KÉO DÀI

3. Trường hợp đã tiêm vaccine JEVAX, có thể tiêm nhắc lại bằng vaccine IMOJEV để duy  trì miễn dịch bền vững.

 

BỆNH VIỆN QUỐC TẾ PHƯƠNG CHÂU LUÔN LUÔN CÓ ĐẦY ĐỦ VACCINE VIÊM NÃO NHẬT BẢN THẾ HỆ MỚI CHO TRẺ EM TỪ 9 THÁNG TUỔI VÀ NGƯỜI LỚN.

Tác giả bài viết: Bác sĩ Nguyễn Huỳnh Giao

 

Nguồn tài liệu

1. Cục Y tế Dự Phòng (2015). Viêm não vi rút, Viêm não Nhật Bản và các biện pháp phòng chống

2. CDC (2014). Japanese Encephalitis Vaccine.

3. CDC (2015). Transmission of Japanese Encephalitis Virus.

4. WHO (2015). The weekly epidemiological record.

Wildcard SSL